Cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Các bậc thầy của văn hóa cồng chiêng là các dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, M’Nông, Cơ Ho, Rơ Mâm, Ê Đê, Gia Rai … Các buổi biểu diễn cồng chiêng luôn gắn liền với các nghi lễ văn hóa cộng đồng và nghi lễ của các dân tộc trong Tây Nguyên. Nhiều nhà nghiên cứu đã phân loại cồng chiêng là nhạc cụ nghi lễ và chiêng âm thanh như một phương tiện để giao tiếp với các vị thần và các vị thần.
Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. Không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo kỹ thuật diễn tấu mà cồng chiêng còn là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây.
Cồng – Chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20 đến 50 – 60cm, loại cực đại tới 90 – 120cm.
Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18 – 20 chiếc. Cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi, đấm bằng tay. Có tộc còn áp dụng kỹ thuật chặn tiếng bằng tay trái hoặc tạo giai điệu trên một chiếc chiêng.
Ở dân tộc Mường và nhiều dân tộc dọc Trường Sơn – Tây Nguyên, các dàn cồng chiêng không chỉ làm nhiệm vụ điểm nhịp, đi tiết tấu hoặc giai điệu một bè mà còn hoà tấu nhạc đa âm. Các dàn cồng chiêng của họ thường gồm nhiều bộ. Mỗi bộ có số lượng khác nhau và đảm nhiệm những chức năng riêng trong cuộc hoà tấu.
Hầu như gia đình nào cũng đều có cồng chiêng, thậm chí có gia đình có tới vài bộ. Cồng chiêng gắn bó với người Tây Nguyên từ thuở ấu thơ. Chúng theo sát cộng đồng và từng thành viên của cộng đồng trong mọi sự kiện trọng đại, lúc vui cũng như lúc buồn. Đây còn là loại nhạc cụ thiêng, chủ yếu dùng cho các nghi lễ cúng tế, tang ma, cưới xin, mừng năm mới, mừng nhà mới, mừng lúa mới và các nghi lễ nông nghiệp, mừng chiến thắng, đưa và đón các chiến binh, cầu sức khoẻ và may mắn…
Ở Trường Sơn – Tây Nguyên âm thanh của chúng còn là chất men lôi cuốn gái trai vào những điệu múa hào hứng của cả cộng đồng trong những ngày hội của làng buôn. Đó là một bộ phận không thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều tộc trên đất nước Việt Nam từ thuở xa xưa cho tới nay.
Văn hoá cồng chiêng được bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn cổ đại, nền văn minh được biết đến với tư cách là một nền văn hoá trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á. Nghệ thuật cồng chiêng của Việt Nam đã phát triển đến một trình độ cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Giá trị văn hóa của cồng chiêng ở Việt Nam có vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền ở bởi nó bắt nguồn từ sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng như: Giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; Giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; Giá trị phản ánh đa chiều; Giá trị nghệ thuật; Giá trị sử dụng đa dạng; Giá trị vật chất; Giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; Giá thị tinh thần; Giá trị cố kết cộng đồng và Giá trị lịch sử.
Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên bao trùm 5 tỉnh Tây Nguyên, tập hợp của 17 dân tộc thiểu số. Cồng chiêng được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người, thần thánh và thế giới siêu nhiên, những chiếc cồng chiêng của mỗi gia đình xưa kia còn biểu hiện cho sự giàu có của người dân Tây Nguyên.
Cồng, chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Các dàn cồng chiêng thường gồm nhiều bộ. Mỗi bộ có số lượng khác nhau và đảm nhiệm những chức năng riêng trong cuộc hoà tấu. Nhạc cụ cồng chiêng có nhiều cỡ, đường kính từ 20, 50 đến 60 cm, loại cực đại tới 90 – 120 cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, một bộ có từ 2 đến 12 – 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18 – 20 chiếc. Trong một bộ chiêng có chiêng mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất.
Các dàn cồng chiêng không chỉ làm nhiệm vụ điểm nhịp, đi tiết tấu hoặc giai điệu một bè mà còn hoà tấu nhạc đa âm. Cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có bộ tộc còn áp dụng kỹ thuật chặn tiếng bằng tay trái hoặc tạo giai điệu trên một chiếc chiêng…Mỗi bài chiêng đều có rất nhiều bè, trong đó mỗi cá nhân sẽ dùng một cái chiêng, bài chiêng có bao nhiêu chiêng thì có bấy nhiêu người đánh. Các nghệ sĩ cồng chiêng nhớ rõ các tiết tấu trong đầu và kết hợp với nhau rất hài hòa. Cách phối hợp âm thanh của dàn cồng chiêng giữa các chiếc cồng để làm thành thang âm điệu thức là điều rất đặc biệt.
Người Tây Nguyên còn có nhiều phong cách chơi cồng chiêng rất phong phú và bài bản. Người BaNa và Giarai có phương pháp đánh chỉ điệu (một bài trầm đánh trên một vài giai điệu); người Êđê đánh theo cách thức từng chùm…Ngoài ra còn có phong cách sử dụng chiêng của từng tộc người như người Chăm, Churu hay người Ra-glai, họ thường chỉ có 5,6 chiêng, số lượng ít hơn so với người Giarai, Êđê, Mnông.
Người dân Tây Nguyên không chỉ dùng riêng một loại chiêng núm hoặc chiêng bằng, mà thường dùng kết hợp với nhau. Trong đó, chiêng núm làm bè trầm, chiêng bằng đánh giai điệu. Khi biểu diễn vòng tròn, các nghệ nhân đánh và di chuyển dàn cồng chiêng từ phải qua trái với ý nghĩa ngược chiều với thời gian, hướng về nguồn cội.
Giá trị của cồng chiêng không chỉ thể hiện ở kỹ thuật chế tác mà nó còn có ý nghĩa tâm linh. Cồng, chiêng đại diện cho văn hoá Tây Nguyên, được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Người Gia-rai, khi đứa trẻ được sinh ra, trong lễ hội “thổi tai”, tiếng chiêng sẽ cấp cho đứa bé những tín hiệu đầu tiên của văn hoá dân tộc. Chiêng còn sử dụng khi làm đám cưới, làm nhà mới, làm rẫy, đưa người chết ra mồ và cả khi bỏ nhà mồ. Chiêng đem cái thiêng vào cuộc sống, khiến con người cảm thấy được sống trong một không gian thanh cao, tâm linh, huyền ảo. Tiếng cồng chiêng Tây Nguyên hoà nhịp âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội…của người nơi đây. Không chỉ có vậy, tiếng cồng chiêng còn đem đến đời sống của người Tây nguyên sự lãng mạn. Đó chính là nguồn gốc của những áng sử thi, thơ ca đi vào lòng người.
Cồng chiêng cũng là một nhạc cụ rất phổ biến trong nền âm nhạc của các tộc người Việt Nam. Nhưng với người Tây Nguyên, cồng chiêng là đại diện, là nguồn sống, là tín ngưỡng tâm linh. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng sẽ sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.
Dưới đây là một số
hình ảnh để quý khách tham khảo:
BÁN CHIÊNG ĐỒNG |
BÁN CHIÊNG |
BÁN CỒNG CHIÊNG |
CHIÊNG ĐỒNG GIÁ RẺ |
CHIÊNG ĐỒNG |
CHIÊNG GIÁ RẺ |
CHIÊNG |
CỒNG CHIÊNG GIÁ RẺ |
CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN |
CỒNG CHIÊNG |
GIÁ CHIÊNG ĐỒNG |
GIÁ CHIÊNG |
GIÁ CỒNG CHIÊNG |
Qúy khách có nhu cầu
xin liện hệ trực tiếp qua số: 0973435444
DNTN SẢN XUẤT TRỐNG CHIÊNG CHUÔNG TIẾN DUY
Cửa Hàng: 18/12A Quốc Lộ 1K, P. Tân Đông Hiệp, Thị Xã Dĩ An, Bình
Dương
Xưởng Sản Xuất: 61/10 Đ.Tân An, P.Tân Đông Hiệp, TX. Dĩ An,
Bình Dương
Văn phòng miền bắc: Đọi Tam – Đọi Sơn – Duy Tiên – Hà Nam
Hotline: 0973435444 – 0977835100 - 06506506509
Để biết thêm chi tiết: https://daihongchung.com.vn
Black Hawk - Casinos, Gambling & Casinos - MapYRO
Trả lờiXóaCasinos Near Black Hawk, CO. Casinos. United States. 정읍 출장샵 United States. Casinos. Casinos. Casinos. 하남 출장안마 Black 경주 출장샵 Hawk. 강원도 출장안마 United States. Casinos. Casinos. 고양 출장마사지